Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  Quên Mật KhẩuQuên Mật Khẩu  

Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  Quên Mật KhẩuQuên Mật Khẩu  

Gửi bài mới Trả lời chủ đề này
#1Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Empty Tue Dec 21, 2010 9:46 am


minhquebinh
minhquebinh
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
   https://www.facebook.com/tranminhthu11112007
Thông Tin minhquebinh
Giới tính : Nữ
Đến từ : HCM
Biệt danh : m
Tuổi : 43
Ngày tham gia : 12/08/2010
Posts : 760
Points : 1437
Thanked : 98

Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Vide

Bài gửiTiêu đề: Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực

Chủ đề: Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực
--------------------------------------------------

Nếu không mưa và mây mù, vẫn có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần cuối chiều nay ở Việt Nam, nhưng chỉ là giai đoạn cuối và được gọi là nguyệt thực nửa tối, theo Thạc sỹ Trần Tiến Bình, phụ trách Phòng nghiên cứu Lịch, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam.


Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Nguyetthuc
Nguyệt thực gần đây nhất xảy ra ngày 21/2/2008.

Tuy nhiên, không chắc chắn Việt Nam có thể quan sát được hay không do nguyệt thực toàn phần xảy ra vào ban ngày, giờ Việt Nam. Theo đó, nguyệt thực toàn phần xuất hiện sáng sớm nay (21-12) theo giờ quốc tế (GMT). Đây là nguyệt thực toàn phần đầu tiên sau gần ba năm qua, với hiện tượng ánh sáng Mặt Trăng chuyển thành màu hồng, hồng thẫm hoặc màu đỏ.

Cụ thể, nguyệt thực sẽ kéo dài 3,5 giờ, từ 6h33’ đến10h giờ GMT, tương đương với 13h33’ - 17h giờ Việt Nam. Khoảng thời gian Mặt Trăng bị Trái Đất che tối toàn bộ diễn ra từ 14h41’ đến 15h53’ giờ Việt Nam.

Như vậy, “nguyệt thực toàn phần có thể được quan sát tốt nhất tại Bắc Mỹ và Trung Mỹ. Các khu vực châu Âu, châu Úc và Đông Á có thể quan sát thấy nguyệt thực một phần”, Thạc sĩ Bình nói.

Các thành viên Câu lạc bộ Thiên văn Trẻ Việt Nam tin rằng ở Việt Nam, vẫn có thể quan sát được nguyệt thực nửa tối vào khoảng từ 17h30 đến 18h trước khi hiện tượng nguyệt thực hoàn toàn kết thúc.

Khác với nguyệt thực toàn phần hoặc một phần, nguyệt thực nửa tối là khi Mặt Trăng đã đi ra khỏi bóng của Trái Đất tiến đến vùng nửa tối, vẫn nhận được một phần ánh sáng bình thường. Lúc ấy, Mặt Trăng không tối và đỏ như với nguyệt thực toàn phần hay một phần. Thay vào đó, nó chỉ tối hơn, đỏ hơn và có cảm giác lớn hơn một chút.

Dù 17h30’ cũng là thời điểm Mặt Trăng bắt đầu mọc, khoảng 30 phút cuối cùng của nguyệt thực, chúng ta vẫn có thể quan sát thấy khi nhìn thấp xuống gần đường chân trời phía đông. Cố gắng đợi đến gần 18h, từ sân thượng các tòa nhà cao tầng trong thành phố cũng có thể thấy khá rõ hiện tượng này, màu sắc của Mặt Trăng tối hơn, đỏ hơn và lớn hơn ngày thường, nhưng không rõ rệt như với nguyệt thực toàn phần.

Không giống nhật thực, nguyệt thực là hiện tượng hoàn toàn vô hại, có thể nhìn bằng mắt thường, qua ống nhòm, kính thiên văn hay camera. Nếu muốn quan sát Mặt Trăng qua kính thiên văn hoặc ống nhòm, các thành viên CLB Thiên văn Trẻ cho hay, đây cũng là một dịp tốt vì ánh sáng Mặt Trăng sẽ mờ hơn bình thường khá nhiều, không gây chói; hình ảnh sẽ quan sát thấy rõ hơn, một số bức ảnh chụp lại hiện tượng này sẽ khá thú vị.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1638, nguyệt thực toàn phần xảy ra đúng ngày đông chí ở bán cầu bắc. Đông chí là ngày thời gian ban ngay ngắn nhất và ban đêm dài nhất trong năm.

Nguyệt thực toàn phần lần gần đây nhất xảy ra vào ngày 21-2-2008. Năm 2011, nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện hai lần, vào các ngày 15-6 và 10-12.
Theo QD
Báo Tiền Phong

Chữ ký của minhquebinh



Trả lời nhanh

#2Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Empty Wed Dec 22, 2010 10:19 am


minhquebinh
minhquebinh
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
   https://www.facebook.com/tranminhthu11112007
Thông Tin minhquebinh
Giới tính : Nữ
Đến từ : HCM
Biệt danh : m
Tuổi : 43
Ngày tham gia : 12/08/2010
Posts : 760
Points : 1437
Thanked : 98

Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực

Chủ đề: Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực
--------------------------------------------------

Ngắm nguyệt thực toàn phần 400 năm mới xuất hiện

Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Bee_logo- Cách đây ít giờ, hiện tượng nguyệt thực toàn phần 400 năm mới xuất hiện đã diễn ra ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Các nhiếp ảnh gia đã không bỏ lỡ để ghi lại khoảnh khắc hiếm có này.
Dưới đây là một số hình ảnh về hiện tượng nguyệt thực vừa diễn ra ở một số vùng trên thế giới:
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597706_1
Mặt trăng bị biến thành màu đỏ tại Palm Beach Gardens, Florida (Mỹ)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597707_2
Hiện tượng nguyệt thực diễn ra ở Vladivostok (Nga)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597708_3
Nguyệt thực ở New York (Mỹ).
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597710_4
“Chị Hằng’ đang dần bị che khuất ở Calvine, Perthshire (Scotland)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597711_5
Nguyệt thực bên trên tòa nhà Manhattan ở New York (Mỹ)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597712_6
Nguyệt thực ở Thượng Hải (Trung Quốc)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597729_7
Mặt trăng đỏ trên bầu trời nhà thờ St. Patrick’s (Mỹ)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597730_8
"Chị Hằng" đang bị che khuất gần Tượng đài Washington ở Washington D.C (Mỹ)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597731_9
Gainesville, Florida (Mỹ)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597733_11
Hiện tượng nguyệt thực ở Kendal (Anh)
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597734_12
Mặt trăng đang dần bị che khuất ở Harbour Bridge, Sydney (Australia).
Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Images597735_10
Chu trình biến đổi của Mặt trăng khi nguyệt thực diễn ra.


Xem video:



Lê Hương (Tổng hợp)
[You must be registered and logged in to see this link.]

Chữ ký của minhquebinh



Trả lời nhanh

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thựcXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
- Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên khung viết bài.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Huyện Thăng Bình :: 

Nhịp Sống

 :: 

-‘๑’-Tin Tức-‘๑’-

 :: 

Tin Tức Xã Hội - Trong Nước

-
Powered by: phpBB version 2.0 - Nguồn: c3zone
Copyright© http://thangbinhclub.tk - 2000 - 2011.
Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào về nội dung bài viết của thành viên.

Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  Quên Mật KhẩuQuên Mật Khẩu  
Chào mừng bạn đến với diễn đàn ThangbinhClub! Vui lòng hoặc Đăng ký Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực Toggle12
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất